Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Cần xem lại Vấn đề xúc phạm và sự thiếu văn hóa trên Facebook


Vấn đề xúc phạm và sự thiếu văn hóa trên Facebook. Đây là điều đáng báo động trong khoảng thời gian gần đây khi mạng xã hội với một cộng đồng lớn như mạng xã hội Facebook.
Việc Ngọc Trinh bị một cư dân Facebook gọi là “gái rẻ tiền” một lần nữa đã gióng hồi chuông báo động thực trạng văng tục, lăng mạ người khác trên mạng xã hội ngày càng phổ biến.
Chửi cả ông bà, thầy cô
Suốt trong thời gian qua, hàng loạt vụ việc tương tự đã xảy ra. Nữ sinh Q.A. khi bị bà ngoại nhắc nhở về chuyện học hành, đã lên Facebook để chửi bà với những lời lẽ thô tục và cách xưng hô như với những người ngang hàng phải lứa. Nữ sinh H.K. đang học tại một trường THPT ở Hà Nội viết lên tường Facebook với những ngôn từ khó nghe, xúc phạm thầy cô như “con điên”, “quái vật”. Hay nữ sinh K.C. đã “tâm sự” về bà của mình: “bà được ví không khác gì “súc vật”, chỉ suốt ngày biết “vạch áo cho người xem lưng”. Không những thế còn rất xấu tính và hèn nhát”.
Chưa kể đến có không ít lần dân mạng đã nổi sóng vì nạn kỳ thị vùng miền, chủng tộc, qua đó nhiều người đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác… bằng những ngôn từ dung tục. Những câu chuyện tương tự xuất hiện nhan nhản và ngày càng nhiều hơn trên các mạng xã hội Facebook, YuMe hay Youtube.
kt cdm12513 ngoctrinh Vấn đề xúc phạm và sự thiếu văn hóa trên Facebook
Ngọc Trinh khóc khi bị xúc phạm trên mạng xã hội.
Đó là những bình luận nhận xét một đoạn phim với những lời lẽ khó chấp nhận; là những hội nhóm anti- fan (người chống đối) một ca sĩ, người mẫu, họ không ngần ngại công khai chửi rủa, bình phẩm. Thậm chí, nhiều thành viên còn đăng những hình ảnh, trạng thái trên trang cá nhân, sau đó kêu gọi bạn bè của mình vào “ném đá hội đồng”, xúc phạm người khác một cách thậm tệ. Chưa kể đến việc hiện có hàng ngàn thành viên tham gia những hội…“thích chửi tục”, “thích chửi thề” trên Facebook…
Hay như  mới đây, khi ba thanh niên bị cảnh sát trục xuất ra khỏi một lễ hội văn hóa thường niên ở Riyadh, thủ đô Ả Rập Saudi vào ngày 14/4 vì “quá đẹp trai” gây sốt cộng đồng mạng, khá đông thành viên Facebook Việt Nam vào những trang cá nhân, Fanpage được cho là của họ để… chửi nhau, thậm chí không ngần ngại chửi cả thành viên người nước ngoài với lời lẽ vô cùng phản cảm.
Tiên trách kỷ, hậu trách nhân
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhận định, hiện nay nhiều bạn trẻ đã không ý thức được những bình luận của mình trên Facebook, thích hùa nhau theo “tâm lý đám đông” khi liên tục bình luận những câu mang tính chất cãi vã, nhục mạ, đá xéo người khác, chửi nhau tục tĩu một cách vô tội vạ.
Trao đổi về nguyên nhân của thực trạng này, thạc sĩ Nguyễn Thị Trang Nhung, Trung tâm đào tạo kỹ năng và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt, cho rằng mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ, nhưng chính sự tự do một cách tối đa trên những trang mạng này cũng đã tạo điều kiện cho không ít cá nhân bộc phát thói quen “phản biện” người khác ở một góc độ tiêu cực hơn – góc độ xúc phạm đến ngoại hình, giới tính, chuyên môn – nghề nghiệp,… khiến nhân vật chính ít nhiều bị tổn thương. Có thể nhìn nhận nguyên nhân của hành vi này dưới hai khía cạnh: “Đó là “do mình”, do nhân vật chính bất cẩn có những phát ngôn, những hình ảnh khơi mào cho những trận chiến ngôn ngữ “lành” và “tục”, đồng tình và phản bác, thông cảm và xúc phạm,… Và “do người”, nghĩa là nhiều người nghĩ rằng nói xấu hay nhục mạ người khác chính là lúc bản thân  đang được thể hiện “cái tôi”, “cái bản lĩnh” to đùng của mình, chứng tỏ mình đang hơn người khác”, thạc sĩ Nhung phân tích.
Thạc sĩ Nhung khuyên, mỗi người khi tham gia các mạng xã hội hãy nhớ một nguyên tắc, đó là đừng bao giờ chỉ trích một ai đó, vì khi giơ tay “chỉ trích” người khác thì cũng sẽ có ít nhất “ 3 người – (3 ngón tay còn lại của chính bạn)” đang chỉ trích và tố cáo ngược lại. Và tất cả những cuộc khẩu chiến đều không đi đến một kết thúc đẹp.

Mã độc trên Chrome và Firefox đánh cắp tài khoản Facebook


Mã độc trên Chrome và Firefox đánh cắp tài khoản Facebook. Mã độc trên Chrome và Firefox đánh cắp tài khoản Facebook
Mã độc được phát tán dưới dạng add-on cho trình duyệt Chrome và Firefox. Microsoft đã gửi tin cảnh báo người dùng về một biến thể mới của phần mềm độc hại “núp” dưới hình thức tiện ích mở rộng (add-on) của trình duyệt Chrome và Firefox có thể chiếm quyền kiểm soát tài khoản Facebook cá nhân.
facebook 9f0e2 Mã độc trên Chrome và Firefox đánh cắp tài khoản Facebook
Phần mềm độc hại mới này được xác định thuộc nhóm trojan, phát hiện đầu tiên tại Brazil vào ngày 11-5 với tên JS/Febipos.A bởi trung tâm Microsoft TechNet. Sau khi người dùng tải về dưới dạng một add-on cho trình duyệt Chrome hoặc Firefox, trojan sẽ theo dõi máy tính người dùng và chiếm quyền điều khiển tài khoản Facebook.
Microsoft cũng phát hiện ra có nhiều biến thể của trojan này sau khi chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook sẽ gửi những thông điệp khiêu khích viết bằng tiếng Bồ Đào Nha kèm theo các liên kết đến những trang facebook khác. Bên cạnh đó, mã độc này cũng có thể lấy cắp nhiều thông tin người dùng cũng như thực hiện hành vi lừa đảo.
facebook sceenshot 657x245 6e465 Mã độc trên Chrome và Firefox đánh cắp tài khoản Facebook
Các chuyên gia tại Microsoft nhận định số nạn nhân ngày càng gia tăng qua các lượt “like” vô thức vào các fanpage trên Facebook. Đồng thời số lượng status có chứa mã độc tự động được chia sẻ cũng tăng nhanh tới mức chóng mặt. Microsoft khuyến cáo người dùng chỉ nên tải các tiện ích mở rộng (extension/plug-in/add-on) từ những nguồn chính thức của trình duyệt là Chrome Web Store và FireFox Add-ons.

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Chửi bậy xỉ nhục người khác ngay trên Facebook


Việc Ngọc Trinh bị một cư dân Facebook gọi là “gái rẻ tiền” một lần nữa đã gióng hồi chuông báo động thực trạng văng tục, lăng mạ người khác trên mạng xã hội ngày càng phổ biến.
Chửi cả ông bà, thầy cô

Suốt trong thời gian qua, hàng loạt vụ việc tương tự đã xảy ra. Nữ sinh Q.A. khi bị bà ngoại nhắc nhở về chuyện học hành, đã lên Facebook để chửi bà với những lời lẽ thô tục và cách xưng hô như với những người ngang hàng phải lứa. Nữ sinh H.K. đang học tại một trường THPT ở Hà Nội viết lên tường Facebook với những ngôn từ khó nghe, xúc phạm thầy cô như “con điên”, “quái vật”. Hay nữ sinh K.C. đã “tâm sự” về bà của mình: “bà được ví không khác gì "súc vật", chỉ suốt ngày biết "vạch áo cho người xem lưng". Không những thế còn rất xấu tính và hèn nhát”.
Chưa kể đến có không ít lần dân mạng đã nổi sóng vì nạn kỳ thị vùng miền, chủng tộc, qua đó nhiều người đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác… bằng những ngôn từ dung tục. Những câu chuyện tương tự xuất hiện nhan nhản và ngày càng nhiều hơn trên các mạng xã hội Facebook, YuMe hay Youtube.

Thóa mạ người khác trên mạng xã hội: Chửi cả ông bà
Ngọc Trinh khóc khi bị xúc phạm trên mạng xã hội.

Đó là những bình luận nhận xét một đoạn phim với những lời lẽ khó chấp nhận; là những hội nhóm anti- fan (người chống đối) một ca sĩ, người mẫu, họ không ngần ngại công khai chửi rủa, bình phẩm. Thậm chí, nhiều thành viên còn đăng những hình ảnh, trạng thái trên trang cá nhân, sau đó kêu gọi bạn bè của mình vào “ném đá hội đồng”, xúc phạm người khác một cách thậm tệ. Chưa kể đến việc hiện có hàng ngàn thành viên tham gia những hội…“thích chửi tục”, “thích chửi thề” trên Facebook...
Hay như  mới đây, khi ba thanh niên bị cảnh sát trục xuất ra khỏi một lễ hội văn hóa thường niên ở Riyadh, thủ đô Ả Rập Saudi vào ngày 14/4 vì “quá đẹp trai” gây sốt cộng đồng mạng, khá đông thành viên Facebook Việt Nam vào những trang cá nhân, Fanpage được cho là của họ để... chửi nhau, thậm chí không ngần ngại chửi cả thành viên người nước ngoài với lời lẽ vô cùng phản cảm.
Tiên trách kỷ, hậu trách nhân
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhận định, hiện nay nhiều bạn trẻ đã không ý thức được những bình luận của mình trên Facebook, thích hùa nhau theo “tâm lý đám đông” khi liên tục bình luận những câu mang tính chất cãi vã, nhục mạ, đá xéo người khác, chửi nhau tục tĩu một cách vô tội vạ.
Trao đổi về nguyên nhân của thực trạng này, thạc sĩ Nguyễn Thị Trang Nhung, Trung tâm đào tạo kỹ năng và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt, cho rằng mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ, nhưng chính sự tự do một cách tối đa trên những trang mạng này cũng đã tạo điều kiện cho không ít cá nhân bộc phát thói quen "phản biện" người khác ở một góc độ tiêu cực hơn - góc độ xúc phạm đến ngoại hình, giới tính, chuyên môn - nghề nghiệp,... khiến nhân vật chính ít nhiều bị tổn thương. Có thể nhìn nhận nguyên nhân của hành vi này dưới hai khía cạnh: “Đó là “do mình”, do nhân vật chính bất cẩn có những phát ngôn, những hình ảnh khơi mào cho những trận chiến ngôn ngữ "lành" và "tục", đồng tình và phản bác, thông cảm và xúc phạm,... Và “do người”, nghĩa là nhiều người nghĩ rằng nói xấu hay nhục mạ người khác chính là lúc bản thân  đang được thể hiện “cái tôi”, “cái bản lĩnh” to đùng của mình, chứng tỏ mình đang hơn người khác”, thạc sĩ Nhung phân tích.
Thạc sĩ Nhung khuyên, mỗi người khi tham gia các mạng xã hội hãy nhớ một nguyên tắc, đó là đừng bao giờ chỉ trích một ai đó, vì khi giơ tay “chỉ trích” người khác thì cũng sẽ có ít nhất “ 3 người – (3 ngón tay còn lại của chính bạn)” đang chỉ trích và tố cáo ngược lại. Và tất cả những cuộc khẩu chiến đều không đi đến một kết thúc đẹp.  

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Tiết lộ danh tính của mỹ nam bị trục xuất làm điên đảo Facebook

Mỹ nam được cộng đồng mạng đồn đoán là người thứ 2 trong số 3 chàng trai bị trục xuất khỏi Ả Rập vì quá đẹp trai trên thực tế là người mẫu, diễn viên nổi tiếng Pakistan.
Mới đây, cộng đồng mạng đã lan truyền những bức ảnh của một mỹ nam và cho rằng đây chính là chàng trai thứ 2 bị trục xuất khỏi Ả Rập vì quá đẹp trai. Một số nguồn tin còn cho rằng anh là "Hoàng tử Mutaib". Tuy nhiên, trên thực tế, chàng trai có nét đẹp hoàn hảo này là Imran Abbas Naqvi, một nghệ sĩ nổi tiếng Pakistan. Anh sinh năm 1982 tại Lahore, Pakistan.
Imran Abbas là một diễn viên, người mẫu chuyên nghiệp, đồng thời là kiến trúc sư và nhà sản xuất. Anh được mời làm công việc người mẫu ngay từ khi còn là sinh viên kiến trúc của trường cao đẳng mỹ thuật quốc gia tại Lahore.

"Hoàng tử bị trục xuất" thực chất là diễn viên nổi tiếng Pakistan 1
 Imran Abbas Naqvi
Imran Abbas là người sống nội tâm và không thích giao thiệp nhiều. Tuy vậy anh lại là một người hài hước, với chỉ số IQ khá cao. Sở thích của anh là âm nhạc, thơ và văn chương.
Imran Abbas Naqvi đã tham gia sự nghiệp diễn xuất từ năm 2003 và cho đến nay, anh đã góp mặt trong gần 50 bộ phim. Anh tiết lộ với phóng viên rằng vài năm nữa anh sẽ từ bỏ nghề diễn viên để theo đuổi ngành kiến trúc.
Imran Abbas, với tài năng của bản thân cộng với vẻ bề ngoài vô cùng cuốn hút, đã trở thành chàng trai trong mơ của hàng triệu thiếu nữ Pakistan. 
Tuy nhiên, có tin đồn cho rằng Imran Abbas đã kết hôn. Hàng triệu fan nữ hâm mộ Imran Abbas đã tan nát trái tim khi nghe được tin này dù chưa biết thực hư như thế nào.
Hãy cùng ngắm nhìn những bức ảnh của Imran Abbas khiến cư dân mạng “ngất lịm”.
"Hoàng tử bị trục xuất" thực chất là diễn viên nổi tiếng Pakistan 2

"Hoàng tử bị trục xuất" thực chất là diễn viên nổi tiếng Pakistan 3

"Hoàng tử bị trục xuất" thực chất là diễn viên nổi tiếng Pakistan 4
"Hoàng tử bị trục xuất" thực chất là diễn viên nổi tiếng Pakistan 5
"Hoàng tử bị trục xuất" thực chất là diễn viên nổi tiếng Pakistan 6

"Hoàng tử bị trục xuất" thực chất là diễn viên nổi tiếng Pakistan 7
"Hoàng tử bị trục xuất" thực chất là diễn viên nổi tiếng Pakistan 8

"Hoàng tử bị trục xuất" thực chất là diễn viên nổi tiếng Pakistan 9

"Hoàng tử bị trục xuất" thực chất là diễn viên nổi tiếng Pakistan 10

"Hoàng tử bị trục xuất" thực chất là diễn viên nổi tiếng Pakistan 11
Theo baohay

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Những phím tắt tiện dụng của Facebook trên web

Với những phím tắt khá đầy đủ này, bạn có thể làm được gần như mọi thứ với Facebook rất nhanh mà không cần phải dùng tới chuột, ví dụ như bấm phím "L" để "Like" hoặc phím "C" để "Comment".
Tùy vào hệ điều hành và trình duyệt web bạn sử dụng mà cách bấm sẽ khác nhau. Gồm có:
Đối với Windows:
Firefox: Shift + Alt + [phím tắt]
Chrome: Alt + [phím tắt]
Đối với máy Mac:
Firefox : Control + [phím tắt]
Chrome: Control + Option + [phím tắt]
Safari: Control + Option + [phím tắt]
Danh sách phím tắt:
1: Trở về trang Home
2: Mở trang Timeline/Profile
3: Mở trang Friends/Bạn bè
4: Mở trang Messages/Tin nhắn
5: Mở trang Notifications
6: Mở trang cài đặt "General Account Settings"
7: Mở trang "Privacy Settings"
8: Mở trang page của Facebook
9: Mở trang "Legal Terms"
0: Mở trang "Help Center"
M: Mở hộp thoại soạn tin nhắn mới
?: Di chuyển con trỏ tới hộp tìm kiếm của Facebook
Khi ở trang News Feed:
Dùng hai phím "J" và "K" để di chuyển lên xuống trang Facebook
Khi dấu chọn đang ở một Status hay bức hình nào đó, bấm phím "L" để Like hoặc Unlike và phím "C" để Comment.
Còn đây là các phím tắt dùng để tạo biểu tượng mặt cười trong chat và comment:
facebook-chat.png 
Theo ictnews

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Giá trị mỗi Fan của Facebook là hàng trăm USD

Người hâm mộ (Fans) của mạng xã hội Facebook đã có “giá trị” tăng gần 30% so với năm 2010. Theo công ty tiếp thị xã hội Syncapse, các Fans đang có giá trị hàng trăm USD mỗi người, tùy từng thương hiệu và các nhóm ngành.
Mỗi fan Facebook có giá hàng trăm USD 1
Nhiều Fans trên Facebook hiện có “giá trị” hơn $1.600/1fan? Chuyện gì đang xảy ra?
"20% khách hàng hàng đầu mang lại 80% tổng doanh thu cho một thương hiệu, và có tỉ lệ lớn trong phân khúc 20% khách hàng này tham gia trang Fans của một thương hiệu", khảo sát cho biết.
Để “định giá” Fans hâm mộ, Syncapse phỏng vấn hơn 2.000 người sử dụng Facebook có thích (like) ít nhất một thương hiệu. Sau đó nhiều yếu tố được đánh giá, trước khi cho ra kết quả là mỗi Fan Facebook trung bình có “giá” 174,17$. Các yếu tố được tính bao gồm:
1. Fans chính là người mua sản phẩm
Trung bình mỗi Fan chi bao nhiêu cho việc mua sản phẩm?
2. Sự trung thành
Fans có độ trung thành như nào với thương hiệu này?
3. Xu hướng giới thiệu
Những lời truyền miệng từ các Fans sẽ mang lại cho thương hiệu bao nhiêu doanh thu trong tương lai?
4. Giá trị truyền thông
Một nhãn hiệu có thể liên lạc với bao nhiêu Fans - và mức độ thường xuyên như nào - thông qua các nền tảng trên Facebook?
5. Mang lại giá trị cộng thêm
Giá trị có được khi mỗi Fan có thể hấp dẫn thêm những Fan hâm mộ mới?
6. Mối quan hệ hương hiệu
Mức độ sâu sắc về cảm xúc của Fans đối với thương hiệu?
Mỗi fan Facebook có giá hàng trăm USD 2
Fans hâm mộ, trong các nghiên cứu của Syncapse đã chỉ ra, là rất khác biệt so với thành viên sử dụng phương tiện truyền thông xã hội thông thường. Đó là những người like nhiều fanpage, với 2/3 số Fans có like nhiều hơn 10 thương hiệu trên Facebook. 3/4 trong số Fans cho biết có khả năng để chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu những thương hiệu tốt với người khác, cũng như chia sẻ thông tin về các chương trình khuyến mãi và giảm giá. Những người “không hâm mộ” (non-Fans) chỉ dành 6 tiếng để truy cập Facebook trong khi lượng thời gian của Fans gần gấp đôi, với trung bình 11 tiếng.
Ngoài ra, gần 50% số Fans đánh giá phương tiện truyền thông mạng xã hội chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống của họ, với mức điểm từ 8/10 đến 10/10. Trong khi với những non-Fans chỉ 15% có đánh giá tương tự.
Nói cách khác, Fans Facebook có giá trị không chỉ vì thích một thương hiệu và muốn sở hữu những sản phẩm của thương hiệu đó, các Fans còn có “giá” bởi việc giúp thương hiệu truyền đi những thông điệp tích cực tới người khác, khiến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng. Marketing truyền miệng vẫn mang lại hiệu quả trong xã hội mua sắm hiện đại ngày nay.

Mỗi fan Facebook có giá hàng trăm USD 3
"Những năm gần đây, các thương hiệu đã chú trọng vào đầu tư cho cuộc đua tiếp thị số để có được những trang Facebook Fans với lượng thành viên đông đảo nhất. Các nhà quản lý thương hiệu cũng nghiêm túc hơn khi đặt những câu hỏi xung quanh tỉ suất lợi nhuận trên số tiền đầu tư (ROI) của ngành tiếp thị mạng xã hội bắt đầu rực rỡ này", Michael Scissons, người sáng lập và CEO của Syncapse nhận xét.
Khảo sát Fans Facebook lần này cũng mang tới thêm một tin tốt: Giá trị của chúng ta tăng lên theo từng ngày!
Tham khảo Venture Beat

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Những người không nên kết bạn trên Facebook

Những mối quan hệ trên Facebook có thể khiến bạn lộ thông tin cá nhân cho kẻ xấu, lâm vào những tình huống khó xử hoặc thậm chí mất việc. 
1. Người lạ
stranger.jpg
Bạn sẽ cho lời khuyên này là ngớ ngẩn, vì thực tế, nhiều người không thấy vấn đề gì khi kết bạn với người lạ trên Facebook. Theo một nghiên cứu thực hiện cuối năm ngoái, khoảng 1 trong số 5 thành viên Facebook sẵn sàng kết bạn với người mà họ không quen biết.
Nếu bạn thực sự thích tương tác với người lạ mà vẫn không phải tiết lộ thông tin cá nhân, bạn có thể cân nhắc thêm nút “Subscribe” của Facebook vào Timeline. Bằng cách đó, bạn có thể cho phép người khác xem nội dung cập nhật của mình mà không phải thêm họ vào danh sách bạn bè.
2. Người mà ai cũng muốn kết bạn
whoever.jpg
Có lẽ không phải ý tưởng hay khi kết bạn với những người mà ai cũng muốn làm bạn trên Facebook, bao gồm cả người lạ. Điều đó có nguy cơ tiết lộ thông tin cá nhân của bạn cho vô số người xem, đặc biệt khi bạn cài đặt chế độ cho phép bạn của bạn bè xem những thông tin nhất định.
3. Người yêu cũ của người yêu
ex.jpg
Lý do đơn giản là kết nối với người cũ của người yêu dễ khiến bạn và họ lâm vào những tình huống khó xử.
4. Sếp
boss.jpg
Đã có không ít trường hợp nhân viên bị sa thải vì đăng những nội dung không phù hợp lên Facebook. Ai cũng có những sai lầm, nhưng sẽ là bài học cay đắng nếu bạn mất việc làm vì sơ ý đăng một số thông tin nhạy cảm trên Facebook. Hãy cân nhắc việc kết bạn với sếp, hoặc nếu không, hãy cẩn trọng trong những thông tin mình đăng lên.

 Theo ictnews